I. Hiểu rõ quyết toán thuế là gì?
Quyết toán thuế là việc kiểm tra lại toàn bộ khối lượng, tính hợp lệ của những số liệu có trong các khoản thuể của một tổ chức hoặc một doanh nghiệp nào đó. Có thể hiểu, quyết toán thuế giúp xác định các khoản thuế mà đơn vị phải đóng, vì đây là khoản thuế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện theo nhiệm vụ.
Căn cứ theo khoản 10 Điều 3 Chương I của Luật Quản lý thuế 2019 có nêu rõ:
“Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.”
Bản chất của việc quyết toán thuế chính là xác định rõ những khoản thu thuế cần phải nộp cho cơ quan thuế và tập hợp chính xác các số liệu thống kế có trong các khoản thu thuế đó.
Đối với những công ty vừa và nhỏ với vốn điều lệ thấp, công ty sẽ thực hiện quyết toán thuế sau 5 năm. Còn đối với các doanh nghiệp lớn thì cần phải quyết toán thuế mỗi năm một lần theo quy định.
II. Quy định cần biết về quyết toán thuế
-
Có những loại quyết toán thuế nào?
- Đối với thuế thu nhập cá nhânQuyết toán thuế thu nhập cá nhân là quy trình tính toán và xác định số tiền mà một cá nhân phải nộp hoặc được hoàn trả dựa trên thu nhập có được trong một năm tài chính. Việc quyết toán này có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp nơi cá nhân đó làm việc.Cá nhân phát sinh thu nhập từ các nguồn khác nhau nhưng thuộc vào thu nhập phải chịu thuế thì cá nhân đó phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế.Người nộp thuế thu nhập cá nhân cần quyết toán thuế và nộp tiền thuế (nếu có) trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (chậm nhất là ngày 30/3 dương lịch).
- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệpQuyết toán thuế TNDN là việc doanh nghiệp kê khai tổng số thuế cần nộp cho cơ quan thuế. Quyết toán thuế TNDN sẽ bao gồm các mục sau:
- Khai quyết toán thuế năm.
- Khai trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu để cơ quan thuế đưa ra quyết định quyết toán đến doanh nghiệp với mục đích chính để truy thu số thuế TNDN.
Nếu như ngày cuối cùng của hạn nộp quyết toán thuế TNDN trùng với ngày nghỉ hoặc ngày lễ. Vậy, ngày cuối cùng để nộp quyết toán thuế TNDN sẽ là ngày liền kề sau ngày nghỉ đó. Dựa trên quy định Khoản 4 Điều 8 Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Bên cạnh đó, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế hằng năm chậm nhất là 90 ngày, tính từ ngày kết thúc năm tài chính dương lịch. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp nằm trong trường hợp sáp nhập, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu thì chậm nhất là 45 ngày tình từ ngày có quyết định vấn đề thay đổi của doanh nghiệp.
- Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT)Quyết toán thuế giá trị gia tăng là quá trình doanh nghiệp tính toán số thuế giá trị gia tăng phải nộp hoặc được hoàn trả trong kỳ tính thuế theo từng hàng hóa, dịch vụ. Các doanh nghiệp kinh doanh (trừ hộ gia đình vừa và nhỏ) đều phải thực hiện lập và gửi quyết toán thuế GTGT hàng năm cho cơ quan thuế.Thuế GTGT được quyết toán theo năm dương lịch, đăng ký nộp thuế chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán thuế
-
Đối tượng nào cần quyết toán thuế?
- Đối với quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Theo điểm d khoản 6 Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định những đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.
- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
Các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thì phải thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng và là đối tượng phải quyết toán thuế (Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng)
-
Thời hạn quyết toán thuế?
- Quyết toán thuế TNCN:Đối với cá nhân cư trú, thời hạn quyết toán thuế là ngày thứ 31 tháng 3 năm sau năm tính thuế. Đối với cá nhân không cư trú, thời hạn quyết toán thuế là ngày thứ 31 tháng 3 năm tiếp theo năm tính thuế.
- Quyết toán thuế TNDN:Thời hạn quyết toán thuế là ngày thứ 31 tháng 3 năm sau năm tính thuế.
- Quyết toán thuế GTGT:Thời hạn quyết toán thuế là ngày thứ 31 tháng 3 năm sau năm tính thuế.
III. Quyết Toán Thuế Cần Chuẩn Bị Giấy Tờ Gì?
Vào cuối kỳ kế toán mỗi năm, doanh nghiệp sẽ tự kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế. Chính vì thế, kế toán cần chuẩn bị chứng từ liên quan trước khi quyết toán thuế cụ thể như sau:
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã nộp hàng tháng
- Chứng từ, hóa đơn mua vào, bán ra kèm với các tờ khai đã nộp
- Những giấy tờ nộp tiền thu
- Quyết toán thuế TNCN theo mẫu 05/KK
- Quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN
- Sổ cái các TK theo bảng cân đối số phát sinh
- Sổ chi tiết các tài khoản liên quan
- Bảng trích khấu hao TSCĐ và bảng phân bố CCD
- Biên bản đối chiếu công nợ các năm
- Sổ chi tiết công nợ phải thu
- Sổ chi tiết công nợ phải trả
Thêm vào đó, sẽ còn tùy vào từng loại thuế quyết toán mà doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp lên cơ quan thuế. Các trường hợp phân bổ, phương pháp phân bổ, khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế đối với loại thuế được phân bổ thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư 80/2021/TT-BTC về Hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế. Cụ thể:
- Quyết toán thuế TNCN: Hồ sơ quyết toán thuế TNCN gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế TNCN mẫu 02/KK-TNCN.
- Bảng kê thu nhập, khấu trừ thuế theo mẫu 02/BK-TNCN.
- Bảng kê chi phí được trừ theo mẫu 02/CK-TNCN.
- Bảng kê thu nhập chịu thuế TNCN theo mẫu 02/BK-TNCN-CK.
- Chứng từ chứng minh thu nhập, chi phí.
- Quyết toán thuế TNDN: Hồ sơ quyết toán thuế TNDN gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN.
- Bảng kê thu nhập, khấu trừ và tính thuế TNDN theo mẫu 03-1/TNDN.
- Bảng kê chi phí được trừ theo mẫu 03-2/TNDN.
- Bảng kê thu nhập chịu thuế TNDN theo mẫu 03-3/TNDN.
- Chứng từ chứng minh thu nhập, chi phí.
- Quyết toán thuế GTGT: Hồ sơ quyết toán thuế GTGT gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế GTGT mẫu 03/GTGT.
- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra theo mẫu 01/GTGT.
- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu 01/GTGT.
- Bảng kê thuế GTGT được khấu trừ theo mẫu 02/GTGT.
- Chứng từ chứng minh hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra
IV. Quy trình thực hiện dịch vụ quyết toán thuế của HƯNG THỊNH INVEST
Khi khách hàng lựa chọn dịch vụ quyết toán thuế của HƯNG THỊNH INVEST và thỏa thuận sử dụng dịch vụ thì chúng tôi sẽ tiến hành quy trình xử lý công việc theo trình tự 3 bước sau:
Bước 1: Tư vấn dịch dịch vụ, thỏa thuận về chi phí cũng như thời gian hoàn thành
Tại bước này HƯNG THỊNH INVEST sẽ tiến hành xem xét tất cả các hồ sơ chứng từ, tính toán chi phí lương và xác định xem phải nộp thuế TNCN, TNDN, GTGT hay được hoàn lại thuế TNCN, TNDN, GTGT. Cuối cùng thì tùy thuộc vào hồ sơ cũng như nguồn thu nhập cần quyết toán mà HƯNG THỊNH INVEST sẽ tư vấn cụ thể, báo giá, thời gian hoàn thành dịch vụ trọn gói.
Bước 2: HƯNG THỊNH INVEST sẽ hoàn thành hồ sơ quyết toán thuế TNCN, TNDN, GTGT sau đó nộp lên cơ quan thuế.
Bước 3: Tiến hành làm các thủ tục quyết toán thuế TNCN, TNDN, GTGT
- Thay mặt người lao động nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN, TNDN, GTGT lên cơ quan thuế.
- Trực tiếp theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ.
- Thực hiện giải trình số liệu với cơ quan thuế, đảm bảo tối đa quyền lợi cho bạn.